Hội thảo diễn ra trong 3 ngày, với các hoạt động thảo luận nhóm theo từng Quốc gia và các hoạt động tham quan hiện trường khảo sát, rà phá bom mìn trên thực địa. Nhờ đó đại biểu tham dự từ các nước sẽ có cái nhìn thực tế và khách quan, hiểu rõ mô hình khảo sát dấu vết và rà phá bom chùm tại Quảng Trị. Các đại diện đến từ các tổ chức cũng chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, cùng tìm ra phương thức tốt nhất trong công việc khảo sát bom đạn chùm tại mỗi nước, cũng như trao đổi về các mô hình trong quản lý thông tin và cơ sở dữ liệu.
Hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh vẫn còn đó một chặng đường dài và nhiều thách thức ở phía trước, Quảng Trị nói riêng và Việt Nam nói chung vẫn cần có những đóng góp về nguồn lực, kinh nghiệm, phương pháp và sự hợp tác chặt chẽ từ cộng đồng quốc tế.
Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ phía tỉnh Quảng Trị, phối hợp cùng Trung tâm Hành động Bom mìn quốc gia Việt Nam và được Tổ chức Viện trợ Nhân dân Na Uy tổ chức với sự hỗ trợ của Văn phòng Di dời và Giải trừ Vũ khí thuộc Cục Quân chính, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, hội thảo Khu vực về Khảo sát dấu vết bom chùm lần 2 hứa hẹn mang lại kết quả tốt đẹp khi đúc kết được kinh nghiệm và bài học từ tất cả các tổ chức và cơ quan ban ngành. Và riêng với tỉnh Quảng Trị, chính là sự hướng đến mục tiêu là tỉnh đầu tiên ở Việt Nam không còn ô nhiễm bom mìn vào năm 2025.
Nguồn tin: TTPVĐN
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Lời ngỏ Sở Ngoại vụ tỉnh Quảng Trị được thành lập ngày 12/02/2003 theo Quyết định số 24/2003/QĐ |